Hăm tã và rôm sảy có nhiều dấu hiệu giống nhau, tuy nhiên nguyên nhân và cách điều trị lại khác biệt hoàn toàn. Bài viết dưới đây chuyên gia sẽ mách mẹ cách phân biệt hăm tã và rôm sảy chính xác nhất nhé!
1. Hăm tã và rôm sảy là bệnh gì?
Hăm tã là những mảng đỏ lặn dưới da xuất hiện ở mông, bẹn, bộ phận sinh dục do cách vệ sinh chưa đúng. Tại vùng da có nếp gấp dễ nổi mụn nước, mủ và lở loét gây đau rát, khó chịu cho bé.
Rôm sảy là hiện tượng phát ban với những mảng da sần nổi li ti lan khắp cơ thể, đặc biệt là ở vị trí nhiều mồ hôi như trán, cổ, vai,… Trường hợp nặng hơn, mảng da sần nổi mụn nước, chảy mủ gây lở loét. Bé ngứa gãi nhiều làm vỡ mụn nước và trầy xước da.
2. Nguyên nhân của bệnh hăm tã và rôm sảy
Hăm tã và rôm sảy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Bảng dưới đây sẽ giúp mẹ phân tích rõ hơn các nguyên nhân đó:
Hăm tã | Rôm sảy |
Vệ sinh không sạch phân, nước tiểu gây kích ứng: Nước tiểu và phân tiếp xúc lâu trên da bé tạo môi trường cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi gây viêm nhiễm. | Hệ bài tiết trên da trẻ chưa hoàn thiện: Mồ hôi khó thoát ra ngoài gây bít tắc lỗ chân lông, làm xuất hiện phát ban, rôm sảy. |
Độ ẩm và nhiệt độ môi trường cao: Điều này khiến nang lông giãn ra, vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh. | Thời tiết nóng bức: Nhiệt độ cao làm giãn mao mạch tạo điều kiện cho tác nhân gây rôm sảy. |
Sử dụng tã không phù hợp: Một số loại tã bỉm chứa chất hoá học, chất tạo mùi, chất liệu vải kém không thông thoáng làm da bé dễ bị hăm hơn. | Dùng tã sai cách: Mẹ mặc tã bỉm quá chật cọ xát vào da bé vừa khó chịu vừa gây bí bách. |
Đột ngột thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc cho bé ăn đồ ăn gây kích ứng: Hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện nên không kịp thích ứng, gây tiêu chảy. Lượng nước tiểu và phân nhiều làm hăm tã nặng hơn. | Bé bị nóng trong người: Cơ thể bé tiết nhiều mồ hôi để giảm nhiệt. Trong khi đó nang lông chưa hoàn thiện, không thoát được hết mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành rôm sảy. |
3. Dấu hiệu của bệnh hăm tã và rôm sảy
Dựa vào những biểu hiện ngoài da, nhìn sơ qua mẹ sẽ thấy chúng có nhiều điểm giống nhau. Vậy cần phân biệt 2 bệnh này thế nào? Chuyên gia sẽ làm rõ cho mẹ qua bảng so sánh sau:
Hăm tã | Rôm sảy | |
Giống | Triệu chứng: Ban đầu xuất hiện những vùng da ửng hồng. Sau đó dần đậm màu, đỏ hơn, hơi giống phát ban. | |
Tiến triển: Có thể tiến triển thành mụn nước, mụn rộp, lở loét. | ||
Biểu hiện của bé: Đều gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu làm bé muốn gãi vùng tổn thương. | ||
Khác | Vị trí xuất hiện: Hăm chỉ có ở vùng mặc tã như: bẹn, háng, mông, bộ phận sinh dục. | Vị trí xuất hiện: Rôm sảy ở khắp các vị trí trên cơ thể như: mặt, đầu, ngực, tay, chân, lưng,… |
Đặc điểm bề mặt da: Vùng da bị hăm thường ít sần, vệt đỏ lặn dưới da. Da nóng và ẩm. | Đặc điểm bề mặt da: Mảng sần đỏ lên, mọc nhiều mụn nước. Vùng da rôm sảy khô hơn vùng da khác. | |
Triệu chứng khác: Bé đau rát khi tiểu tiện hoặc cọ xát khi mẹ thay bỉm. Da ở các nếp gấp mọc mụn nước, chảy mủ dẫn đến lở loét. | Triệu chứng khác: Bé ngứa, gãi nhiều. Mụn nước chuyển nặng dễ chảy mủ gây nhiễm trùng da. |
4. Điều trị hăm tã và rôm sảy cho bé
Mẹ có thể áp dụng những phương pháp điều trị dưới đây khi đã xác định được bé đang mắc bệnh gì nhé.
4.1. Cách trị hăm tã cho bé
Mẹ cần loại bỏ các yếu tố gây kích ứng da bé, luôn giữ da sạch sẽ và khô thoáng thì tình trạng hăm tã của trẻ mới nhanh khỏi. Cụ thể như sau:
- Trị hăm bằng nước lá dân gian: Nước lá dân gian chứa hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn như flavonoid, polyphenol, giúp làm sạch da, hỗ trợ điều trị hăm tã ở trẻ em. Các loại lá dân gian mẹ có thể tắm cho bé như lá chè xanh, cỏ mần trầu, trầu không,…
- Trị hăm cho trẻ bằng bằng nước tắm thảo dược: Với sự kết hợp nhiều loại thảo dược như trầu không, kinh giới, sài đất,…, nước tắm thảo dược giúp tăng cường tác dụng sát khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Nước tắm thảo dược Dr.Papie là một trong những sản phẩm nổi bật giúp cải thiện tình trạng hăm tã của bé. Ngoài ra, nước tắm Dr.Papie khắc phục nhược điểm của cách tắm lá dân gian như mất công chuẩn bị, dễ đọng lại cặn lá gây kích ứng trên da,…
- Dùng kem bôi trị hăm hoặc thuốc đặc trị: Đối với trường hợp hăm tã nhẹ, mẹ nên dùng kem bôi trị hăm để bé nhanh khỏi hơn. Ví dụ như kem Bepanthen, Sudocrem, Cetaphil,… Đối với trường hợp hăm nặng, mẹ cần đưa bé đi khám và dùng thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ như thuốc chống viêm corticoid, thuốc kháng nấm, kháng sinh,…
- Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho bé: Mẹ nên vệ sinh vùng háng, bẹn sau khi thay bỉm và lau rửa bằng nước tắm thảo dược để làm sạch da bé và giúp rôm sảy nhanh khỏi.
- Lưu ý khi chọn tã cho bé: Mẹ nên chọn tã có chất liệu mềm mại, thoáng khí và kích cỡ vừa với bé để hạn chế tích tụ mồ hôi trong da tăng nguy cơ mắc rôm sảy cho bé.
Mẹ tham khảo cách trị dứt điểm hăm tã cho bé qua bài viết: Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh
4.2. Cách trị rôm sảy cho bé
Nguyên tắc khi điều trị rôm sảy cho trẻ là làm sạch, làm mát da và giảm tiết mồ hôi trên da bé. Dưới đây là các cách trị rôm sảy mẹ nên tham khảo để áp dụng cho bé nhé:
- Trị rôm sảy bằng nước lá dân gian: Các thảo dược có tính mát, giúp giải nhiệt, làm sạch da rất tốt nên có tác dụng hỗ trợ trị rôm sảy. Dân gian hay dùng các lá như trầu không, sài đất, mướp đắng,… để tắm cho trẻ.
- Trị hăm cho trẻ bằng bằng nước tắm thảo dược: Sản phẩm có tác dụng làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông, giảm ngứa rát, giúp cải thiện rôm sảy ở trẻ. Nước tắm Dr.Papie kết hợp nhiều thảo dược quý như trà shan tuyết, sài đất, trầu không,… giúp tăng cường tác dụng làm sạch, trị rôm sảy và được nhiều mẹ bỉm tin dùng.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm có tính mát như: rau xanh, bí đao, củ đậu, trái cây để làm mát cơ thể bé từ bên trong.
- Cho bé mặc đồ thoáng mát: Mẹ ưu tiên mặc cho bé quần áo cotton thấm hút mồ hôi tránh bít tắc lỗ chân lông gây rôm sảy.
- Đảm bảo nhiệt độ phòng: Mẹ giữ cho nhiệt độ phòng dưới 30 độ C hạn chế việc tiết mồ hôi gây bí bách, khó chịu cho bé.
- Làm sạch da: Mẹ thường xuyên lau mồ hôi và tắm cho bé hàng ngày để làm sạch da bé, giảm ngứa ngáy giúp rôm sảy mau hết.
- Dùng thuốc bôi: Khi tình trạng viêm nhiễm của bé nặng lên, chảy mủ và lở loét thì mẹ cần đưa bé đi khám và dùng thuốc bôi cho bé. Một số thuốc trị rôm sảy hay được bác sĩ kê đơn: Hydrocortison, Amoxicillin.
- Không để bé gãi: Điều này có thể khiến mụn nước vỡ, nguy cơ nhiễm trùng da cao và làm rôm sảy nghiêm trọng hơn.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp mẹ phân biệt giữa hăm tã và rôm sảy và có hướng điều trị hiệu quả cho bé. Mọi thắc mắc mẹ vui lòng để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ hotline 0988229672 để được chuyên gia Thảo dược tắm bé tư vấn kịp thời nhé.