Laptop không bắt được wifi Win 10 thì có rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân đơn giản, cũng có lúc rất phức tạp.
Cũng bởi vì những lỗi không kết nối được wifi Win 10 khá đa dạng nên cách khắc phục cũng không cố định mà tuỳ vào từng trường hợp.
Để kể ra hết những cách giải quyết lỗi này thực sự là bất khả thi.
Bởi vậy trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu những lỗi laptop không kết nối được wifi Win 10 thường gặp nhất thôi nhé.
Chúc bạn thành công ngay lần thực hiện đầu tiên.
Kiểm tra nguyên nhân chính khi Win 10 không bắt được wifi
Đầu tiên bạn cần xác định trước nguyên nhân laptop của bạn không kết nối được wifi là do laptop hay router phát wifi đã.
Cách thử rất đơn giản, bạn dùng thiết bị khác như điện thoại, hay laptop khác kết nối vào cùng mạng đó.
Nếu vẫn không kết nối được thì nguyên nhân tới từ router của nhà mạng, bạn thử tắt bật lại router, không được nữa thì gọi cho trung tâm hỗ trợ của nhà mạng nhé.
Nếu các thiết bị khác vẫn kết nối bình thường thì lỗi nằm ở laptop của bạn, bây giờ bạn hãy thử những cách giải quyết sau đây.
Chúng ta sẽ thử từ những cách đơn giản cho tới phức tạp nhé.
Kiểm tra wifi có bị tắt không
Đôi khi, vì một lý do nào đó như bấm nhầm nút mà bạn lỡ tay tắt mất tính năng wifi trên laptop. Lúc này biểu tượng wifi ở thành Taskbar sẽ biến mất và bạn cần phải bật lại.
Với cách bật wifi thì mỗi dòng laptop sẽ có một cách bật khác nhau, tuỳ thuộc vào cách thiết kế và cấu hình máy.
Bạn cứ tìm những phím chức năng có biểu tượng cột sóng wifi rồi bấm để bật là được. Dưới đây là một vài phím trên các dòng máy thông dụng.
- Laptop Asus: Fn + F2
- Laptop Dell: Fn + F2 hoặc PrtScr
- Laptop Acer: Fn + F5 hoặc Fn + F2
- Laptop Lenovo: Fn + F5 hoặc Fn + F7
- Laptop Toshiba: Fn + F12
- Laptop HP: Fn + F12
Nhìn chung các phím này đều có biểu tượng phía trên rất dễ nhận ra, bạn lướt qua một lượt từ phím F1 tới F12 là tìm thấy.
Ngoài ra nhiều máy còn thiết kế nút công tắc wifi nằm ở một bên hoặc phía dưới máy, bạn nhớ kiểm tra nhé.
Lỗi sai mật khẩu
Thường thì lỗi này rất ít khi gặp phải, tuy nhiên đôi với những người không hiểu biết lắm về máy tính thì rất dễ gặp.
Đầu tiên bạn cần xác định đã tắt hết Caplock, Vietkey hay Unikey, ngoài ra còn phải để chế độ bàn phím mặc định của Win 10 về tiếng Anh.
Sau đó bạn nhập lại mật khẩu lần nữa xem có kết nối được không, nếu không thì thử tiếp các cách bên dưới nhé.
Không bắt được wifi Win 10 do virus hoặc trình diệt virus
Đôi khi bạn tắt Windows Defender trên Win 10 mà quên bật lại hoặc không có chương trình nào thay thế và vô tình để máy nhiễm virus.
Có khá nhiều loại virus có thể ảnh hưởng tới khả năng bắt wifi trên laptop của bạn. Lúc này bạn cần mở trình diệt virus lên và quét để làm sạch máy tính.
Đôi khi chính các trình diệt virus cũng là nguyên nhân làm mất wifi vì xoá nhầm file. Bởi vậy bạn hãy ưu tiên các sản phẩm diệt virus uy tín như KIS hay chính Windows Defender mặc định trong Win 10.
Sử dụng Internet Connection Troubleshooter
Trên hệ điều hành Windows 10, nhà phát hành đã tích hợp một chương trình rất tuyệt vời để bạn có thể tự tìm và khắc phục những lỗi hệ thống đơn giản.
Tất nhiên wifi cũng không ngoại lệ, để thực hiện sửa lỗi wifi bằng Troubleshooter bạn làm như sau:
Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + I
để mở Settings sau đó nhấp chọn vào mục Update & Security
.
Bước 2: Phía menu bên trái bạn chọn Troubleshoot
từ danh sách. Lúc này trên màn hình sẽ có một tuỳ chọn Internet Connection
. Bạn nhấp vào rồi chọn Run the troubleshooter
.
Bước 3: Thực hiện theo hướng dẫn của chương trình, sau đó khởi động lại máy để xem đã kết nối vào mạng được chưa nhé.
Lỗi bị dấu chéo đỏ trên biểu tượng wifi Win 10
Đây là một lỗi rất thường gặp khi laptop không bắt được wifi Win 10, nguyên nhân chính của trường hợp này thường là laptop bị thiếu driver wifi.
Để kiểm tra và khắc phục vấn đề này bạn cần thực hiện vài bước:
Đầu tiên bạn nhấp chuột phải vào This PC
và chọn Manage
.
Ở cửa sổ tiếp theo bạn chọn Device Manager
từ menu bên trái, sau đó nhấp vào Network adapters
để kiểm tra driver mạng đã đầy đủ hay chưa.
Tiếp theo bạn có thể nhấp chuột phải vào Network adapters
, chọn Scan for hardware changes
để quét và tự động cài driver wifi.
Nếu không thành công, bạn hãy thử tìm driver wifi của dòng máy bạn ở trên website của hãng, tải về và cài đặt thủ công nhé.
Lỗi dấu chấm than vàng trên biểu tượng wifi
Ngoài lỗi dấu chéo đỏ thì chấm than vàng cũng là một lỗi rất thường gặp trên các dòng laptop Win 10.
Nguyên nhân gây ra lỗi này thường xuất phát từ việc kết nối giữa router và laptop có vấn đề, ví dụ như router bị limit, cấu hình IP không đúng…
Để khắc phục vấn đề này bạn thử một vài cách sau:
Rút dây điện router ra vài phút rồi cắm lại, việc này nhằm giảm tải router giúp bạn dễ kết nối hơn.
Nếu tầm 1 tiếng hoặc nửa tiếng mà cứ lặp đi lặp lại vấn đề này thì bạn cần gọi cho trung tâm lắp mạng để giải quyết.
Kiểm tra IP xem có đang đặt là IP tĩnh không, nếu có thì chuyển qua IP động, các bước thực hiện như sau:
Truy cập vào Control Panel – chọn Network and Sharing Center
– Click vào mạng bạn đang kết nối – chọn Properties
– chọn Internet Protocol Version 4
– tick chọn Obtian an IP address automatically
và Obtian DNS server address automatically
– bấm OK
để lưu lại.
Card wifi bị hỏng
Đây là nguyên nhân ít gặp nhất nhưng không phải là không xảy ra, nếu bạn đã thử mọi cách mà vẫn không khắc phục được thì rất có thể card wifi trên laptop của bạn đã bị hỏng.
Việc duy nhất bạn có thể làm bây giờ là mang máy ra trung tâm bảo hành để kiểm tra và sửa chữa.
Lời kết
Thực sự thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc Win 10 không bắt được wifi, do vậy những hướng dẫn ở trên chưa hẳn là đầy đủ.
Hy vọng là chúng có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề của mình, nếu được hay cố gắng cập nhật Windows 10 của bạn lên phiên bản mới nhất thường xuyên để cập nhật những bản vá lỗi, qua đó giảm thiểu khả năng hư hỏng wifi trên laptop.
Chúc bạn thành công.